CÓ THỂ SỬ DỤNG MẬT ONG ĐỂ GIẢM CÂN HAY KHÔNG?

Thứ tư, 18/03/2020, 09:39 GMT+7
  • 10:30, 28/03/2016
  • 6918
  • 10 bình luận

CÓ THỂ SỬ DỤNG MẬT ONG ĐỂ GIẢM CÂN HAY KHÔNG?

Nhiều người đều biết rằng chất ngọt dễ gây tăng cân béo phì và góp phần tạo ra một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, nhưng đối với mật ong, thì có thể là một ngoại lệ. Những nghiên cứu khoa học về mật ong cho thấy rằng đây là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe con người, bao gồm đặc tính kháng khuẩn và chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại và ngăn ngừa đột biến gen. Có một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy mật ong có thể giúp giảm cân khi được sử dụng thay thế cho đường.

mat_ong_giam_can
Có thể sử dụng mật ong để giảm cân hay không?

Vậy tại sao mật ong giúp làm giảm cân các bạn cần tìm hiểu các yếu tố:

CALO TRONG MẬT ONG

Với 64 calo cho mỗi muỗng canh, mật ong có lượng calo cao vừa phải. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân, chỉ cần 1.200 calo/ngày, thì 1 muỗng canh mật ong ấy chiếm khoảng 5% lượng calo; và chiếm từ 3 – 4% lượng calo hàng ngày trong chế độ ăn từ 1.500 - 1.800 calo/ngày. Mặc dù lượng calo trong mật ong được ghi nhận là không quá nhiều trong “ngân sách” calo hàng ngày của bạn, nhưng nó có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn ăn nhiều khẩu phần trong ngày. Nếu muốn giảm cân bằng mật ong, tốt nhất chúng ta cần biết trọng lượng của cơ thể để có thể dùng tương ứng với lượng mật ong sử dụng hàng ngày, để bạn không vô tình mà ăn quá nhiều.

mat_ong_calor
Mật ong có lượng calo vừa phải

MẬT ONG LÀM GIẢM SỰ THÈM ĂN

Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí của American University of  Nutrition, mật ong có thể mang lại một số lợi ích làm giảm cân do ảnh hưởng của nó đối với cơn đói. Các tác giả của nghiên cứu khoa học này đã so sánh tác dụng của mật ong và đường ở phụ nữ khỏe mạnh và nhận thấy rằng mật ong ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn so với đường ăn thông thường. Điều đó rất quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn của bạn, vì sự thay đổi nhanh chóng của lượng đường trong máu có thể gây ra cơn đói, ngay cả khi bạn không thực sự cần thêm thức ăn.

them-an
Giảm sự thèm ăn

Với những tác dụng của mật ong đối với cơn đói, rất có cơ sở để coi mật ong là “viên đạn thần kỳ” để giảm sự thèm ăn!

ĂN MẬT ONG GIẢM MỠ TRONG CƠ THỂ

Trong rất nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chứng minh được rằng, dùng mật ong sẽ giảm được trọng lượng của cơ thể, nếu bạn không sử dụng đường thông thường nữa.

Một nghiên cứu năm 2011, đã so sánh tác dụng của mật ong và đường đối với bệnh béo phì ở chuột. Các tác giả nghiên cứu phát hiện ra rằng chuột ăn mật ong sẽ ăn ít hơn trong ngày so với chuột ăn đường và chúng tăng cân ít hơn và ít mỡ hơn so với chuột ăn đường. Còn trên cơ thể con người được công bố trên tạp chí Khoa học Thế giới năm 2008, cho thấy mật ong đã kích hoạt một lượng nhỏ giảm cân - và giảm mỡ - so với đường.

mat_ong_giam_mo
Mật ong giúp giảm mở trong cơ thể

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Mặc dù mật ong có một số lợi ích giảm cân so với đường, bạn vẫn cần luyện tập điều độ. Theo American Heart Association, bạn nên hạn chế chất ngọt bổ sung xuống còn 9 muỗng cà phê/ngày (cho nam giới) hoặc 6 muỗng cà phê/ngày (cho phụ nữ). Còn nếu bạn thường xuyên vượt quá giới hạn đường bổ sung hàng ngày như gợi ý trên, thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như tăng cân. Nếu bạn hiện đang uống đồ uống có đường và ăn thực phẩm có đường, thì nên chuyển sang dùng mật ong có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng, quan trọng hơn, bạn nên hạn chế lượng thực phẩm ngọt tổng thể của mình, bằng cách giảm lượng thực phẩm và đồ uống có đường bạn tiêu thụ, hoặc giảm dần lượng đường được sử dụng.

Sử dụng mật ong đúng liều lượng trong các thực phẩm thân thiện với chế độ ăn kiêng, ví dụ như món salad trộn tự làm ở nhà, hoặc được sử dụng để uống trà, cà phê với lượng vừa phải, thay thế cho đường bao lâu nay.

--- --- --- ---

Tài liệu tham khảo:

HealthAliciousNess: Nutrient Facts Comparison Tool (honey, sugar)

Journal of the American College of Nutrition: Effect of Honey Versus Sucrose on Appetite, Appetite-Regulating Hormones, And Postmeal Thermogenesis

The Alabama Cooperative Extension System: Health Benefits of Honey

Nutrition Research: Honey Promotes Lower Weight Gain, Adiposity, and Triglycerides than Sucrose in Rats

Scientific World Journal: Natural Honey and Cardiovascular Risk Factors; Effects on Blood Glucose, Cholesterol, Triacylglycerole, CRP, and Body Weight Compared with Sucrose

Harvard School of Public Health: Added Sugar in the Diet

Ý kiến bạn đọc